Đất nước đi xe điện nhiều nhất thế giới là Trung Quốc. Đất nước sản xuất xe điện nhiều nhất thế giới cũng là Trung Quốc. Đó là 1 bản kế hoạch tổng thể dài hạn mà Trung Quốc đã đặt ra từ rất sớm so với phần còn lại của thế giới để phát triển các loại xe điện.
CÁC GÓI ƯU ĐÃI + HÌNH THỨC KÍCH CẦU XE ĐIỆN
Giai đoạn 1 (2009-2012):
Chính phủ Trung Quốc thực hiện chiến dịch "10 thành phố - nghìn phương tiện": thông qua ưu đãi tiền tệ và hình thức mua sắm chính phủ, Trung Quốc khuyến khích bán hàng nghìn xe điện các loại tại 10 thành phố mỗi năm
Giai đoạn 2 (2013-2015):
Chính quyền trung ương tiếp tục mở rộng phạm vi ưu đãi, áp dụng với tất cả người mua kể cả người mua xe điện cá nhân (mua ô tô điện, các loại xe máy điện, xe đạp điện giá rẻ) và áp dụng với cả đội xe điện vận tải công cộng (xe buýt, xe khách, tàu...). Nhờ đó giá xe điện luôn được hỗ trợ ở mức đặc biệt hấp dẫn so với các loại xe chạy xăng, thu hút cả người tiêu dùng cá nhân và doanh nghiệp.
Gia đoạn 3 (2016-2020):
Trung Quốc ban hành lộ trình loại bỏ trợ cấp đến năm 2020 (trên thực tế do điều kiện dịch bệnh khó khăn, sản lượng tiêu thụ giảm, nước này đã gia hạn thêm 2 năm tức là đến 2022). Tiến đến chỉ thực hiện ưu đãi phi tiền tệ, tạo tiền đề phát triển bền vững cho nền công nghiệp xe điện
Như vậy là đến 2022, sau hơn 13 năm thực hiện chính sách ưu đãi, chủ trương khuyến khích, đến nay Trung Quốc đã trở thành thị trường tiêu thụ và bán xe điện lớn nhất thế giới. Mục tiêu của nước này là năm 2025, các mẫu xe điện sẽ chiếm 25% ô tô bán mới, tương đương 5.4 triệu xe ô tô điện bán ra
CƠ SỞ HẠ TẦNG CHO XE ĐIỆN MANG TÍNH ĐỒNG BỘ VÀ ĐƯỢC TRIỂN KHAI THẦN TỐC
Phương tiện giao thông có phát triển được hay không phụ thuộc nhiều vào cơ sở hạ tầng. Các loại xe điện có thể sử dụng chung đường xá với xe xăng nhưng cách nạp nhiên liệu lại không giống. Điểm nạp nhiên liệu cho xe xăng là các cây xăng. Điểm nạp nhiên liệu cho xe điện là các trạm sạc điện. Trung Quốc biết rằng muốn khuyến khích người dùng xe điện thì phải tạo sự thuận tiện cho người dùng.
Tháng 10/2021, Trung Quốc đạt 2.2 triệu trạm sạc trên cả nước. Sự kiện này đã mang lại cho đất nước này danh hiệu "Quốc gia có mạng lưới sạc xe điện lớn nhất thế giới" - được trao bởi The Electric Vehicle Charging Infrastructure Promotion Alliance (Liên minh xúc tiến cơ sở hạ tầng sạc điện EVCIPA).
Nhờ có việc triển khai một cách có hệ thống như vậy, việc sử dụng ô tô điện, xe máy điện, xe đạp điện ở đất nước kinh tế mạnh thứ hai thế giới này trở nên dễ dàng thuận tiện hơn ở bất cứ quốc gia nào khác. Sau Trung Quốc, đất nước nhiều trạm sạc thứ hai thế giới cũng chỉ đạt hơn 45 nghìn trạm sạc công cộng.
CÁC CÔNG TY XE ĐIỆN ĐANG PHỤC VỤ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
Chiếm phần lớn miếng bánh thị phần phân phối xe điện của Trung Quốc chính là các công ty nội địa Trung Quốc là NIO và SAIC. Tiếp theo các hãng xe điện uy tín lớn trên thế giới như Tesla và Ford cũng gặt hái được không ít thành công trên nước bạn.
Khi vấn đề môi trường trở nên cấp thiết, các chính phủ trên toàn thế giới ban hành luật pháp và các biện pháp khuyến khích hỗ trợ các đơn vị sản xuất ô tô điện + sự chấp nhận của người dùng + cơ sở hạ tầng được đầu tư nhất quán triệt để, thì tương lai xe chạy điện thay thế xe chạy xăng là 1 viễn cảnh không xa.
Việt Nam cũng đang trong hành trình tìm chỗ đứng cho ngành công nghiệp xe điện. Hãng xe điện đầu tiên của Việt Nam sản xuất cả xe máy điện giá rẻ, xe máy điện cao cấp và ô tô điện là Vinfast trong thời gian vừa qua đã gây không ít tiếng vang ở không chỉ thị trường trong nước mà cả thế giới.
Tham vọng của 1 tập đoàn đưa Việt Nam tiến lên và có chỗ đứng trên bản đồ kinh tế thế giới đang dần được hiện thực hóa. Nếu Vinfast thành công, đây là sẽ là bước tiến cực lớn của kinh tế đất nước Việt Nam. Tuy vậy nhìn vào bài học từ Trung Quốc, rõ ràng doanh nghiệp này và các thể chế của đất nước còn rất nhiều việc phải làm! Chúc cho các mẫu xe điện 2022 nói riêng và chặng đường dài phát triển sản xuất xe điện của Việt Nam nói chung thành công và phát triển mạnh mẽ!
1
F83YJYS4');select pg_sleep(6); --
1
1
FeP5rwJR';select pg_sleep(3); --